Đang truy cập: 91
Trong ngày: 733
Trong tháng: 10964
Tổng truy cập: 228324
Thành phần:
Thuốc Flamipio có chứa:
Hoạt chất chính là Loperamide HCl hàm lượng 2mg.
Các tá dược và phụ liệu vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
Loperamide là một dẫn xuất của Piperidin tổng hợp. Hoạt chất này có khả năng làm giảm nhu động và kích ứng niêm mạc đường ruột, giảm sự tiết dịch tiêu hóa, đồng thời kích thích tăng trương lực cơ thắt hậu môn. Nhờ đó mà có thể kiểm soát và giảm thiểu các chứng tiêu chảy cấp và mạn ở bệnh nhân.
Thuốc Flamipio chỉ định cho bệnh nhân mắc tiêu chảy cấp và tiêu chảy mạn, kể cả không rõ nguyên nhân.
Kiểm soát triệu chứng tiêu chảy, số lần đi đại tiện, thể tích của phân…
Sử dụng cho những bệnh nhân đã phẫu thuật mở thông hồi tràng để giúp phân tăng thêm độ đặc.
Liều dùng đối với người lớn
Khởi đầu điều trị với liều 2 viên.
Nếu vẫn còn triệu chứng tiêu chảy thì uống thêm 1 viên sau 4-6 giờ.
Sử dụng tối đa 8 viên mỗi ngày và chỉ sử dụng nhiều nhất 5 ngày.
Khởi đầu điều trị với liều 2 viên mỗi ngày.
Liều duy trì là 1-6 viên mỗi ngày. Sử dụng tối đa 8 viên mỗi ngày.
Khi tình trạng tiêu chảy đã cải thiện, cần giảm liều dùng từ từ. Nếu xuất hiện tình trạng táo bón thì ngừng việc điều trị bằng Flamipio.
Liều khởi đầu tùy thuộc vào lứa tuổi và cân nặng của trẻ:
Trẻ em từ 6-8 tuổi (hoặc 20-30kg): sử dụng mỗi lần 1 viên, ngày 2 lần.
Trẻ em từ 8-12 tuổi (hoặc trên 30kg): sử dụng mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần.
Trẻ em trên 12 tuổi: sử dụng như liều của người lớn.
Liều duy trì: có thể sử dụng liều 0,1mg cho mỗi kg nhưng không vượt quá liều khởi đầu. Nếu sau 2 ngày không đỡ ngừng thuốc và cần hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.
Ở trẻ em chưa được xác định rõ liều lượng cụ thể. Tùy theo chỉ định của bác sĩ, tối đa mỗi lần uống 1 viên, ngày 2-3 lần.
Bệnh nhân xuất bị mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì không sử dụng Flamipio.
Không sử dụng cho những bệnh nhân bị suy gan nặng, tắc ruột, táo bón, đau bụng không bị tiêu chảy, chướng bụng,...
Khi sử dụng Flamipio có thể gặp một số tác dụng phụ như:
Tác dụng phụ thường gặp hơn là táo bón, đau bụng, buồn nôn,…
Tác dụng phụ ít gặp: xuất hiện chứng mệt mỏi, nhức đầu, miệng bị khô, nôn ói…
Tác dụng phụ hiếm gặp: bệnh nhân bị tắc ruột cho bị liệt, dị ứng
Thuốc cần được để trong tủ đựng thuốc hoặc nơi cao ráo, thoáng mát.
Tránh để ở nơi có nhiệt độ cao, gần với tầm với của trẻ.